Ung thư máu sống được bao lâu?

2018-04-06 11:58:58  |   489

Trên thế giới bệnh ung thư máu có 300.000 ca bệnh mới mỗi năm và 220.000 người chết vì căn bệnh này hàng năm.


Ung thư máu là gì?


Ung thư máu là loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu.


Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người bệnh khi mắc bệnh sẽ bị thiếu máu đến chết. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tạo ra u.


Các loại ung thư máu


Có ba nhóm chính của ung thư máu gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.


Bệnh bạch cầu


Bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành làm tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.


Đồng thời khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiết hụt hồng cầu trong cơ thể.


Lymphoma


Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết - một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.


Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu hơn gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có thẻ phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máy, lá lách và các cơ quan khác.


Đa u tủy


Đây là một bệnh ung thư máu của các tế bào plasma. Tế bào plasma được tìm thấy trong tủy xương và tạo các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng.


Trong đa u tủy số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tụ tập trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.


Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu


Nguyên nhân đích thực của bệnh ung thư máu chưa được biết rõ, nhưng một số tác nhân có thể gây ra bệnh. Đó là:


- Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.


- Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm.


- Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde.


- Một số bệnh do thay đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.


Triệu chứng bệnh ung thư máu


Triệu chứng bệnh ung thư máu phụ thuộc nhiều vào số lượng các tế bào bạch cầu ác tính có trong máu cũng như cả vào vị trí các tế bào này gây ảnh hưởng tới cơ thể. Vì thế nên người bệnh ở thể bệnh nào thì các triệu chứng ở thể bệnh ấy cũng khác nhau.


Khi tế bào dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy sẽ gây đau nhức xương. Đồng thời chúng chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Lúc đó bệnh nhân có thể có những chứng sau:


Đốm đỏ: đốm đỏ hoặc tím trên da là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.


Nhức đầu: nhức đầu dữ dội, đi kèm đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến cho não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.


Đau xương: một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng.


Sưng hạch bạch huyết: sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.


Xanh xao, mệt mỏi: khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là "thiếu máu" . Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.


Chảy máu cam: chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp nhưng nếu trong trường hợp chảy máu nhiều, liên trục nhiều ngày thì ngay lập tức phải khám bệnh càng sớm càng tốt bởi đây có thể là hệ quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.


Sốt cao thường xuyên: bệnh nhân mắc ung thư máu bị suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch biểu hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.


Đau bụng: khi ung thư máu đã tiến triển đến gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, hoặc ói mửa.


Chẩn đoán bệnh ung thư máu


Chẩn đoán xác định ung thư là bước đầu tiên khi bệnh nhân đến với bác sĩ. Một số phương pháp chẩn đoán căn bệnh ung thư máu hiện nay là:

Xét nghiệm công thức máu


Phương pháp này dùng để xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu. Đối với những người bình thường tế bào máu ngoại vi không tồn tại các tế bào máu non (tế bào máu chưa trưởng thành – Juvenile cell).


Khi bệnh nhân mắc ung thư máu các Juvenile cell này trong tủy không thể phát triển thành các tế bào máu trưởng thành mà nó buộc phải giải phóng ra các tế bào máu ngoại vi, vì thế, khi xét nghiệm công thức máu sẽ phát hiện ra các tế bào non này.


Xét nghiệm tủy


Phương pháp chọc tủy xét nghiệm là bắt buộc phải thực hiện để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy.


Bình thường, lượng Juvenile cell có trong trong tủy không được vượt quá 5%, những bệnh nhân mắc ung thư máu thì lượng Junvenile cell tăng cao, có thể vượt quá 30%.


Ung thư máu được chia làm nhiều loại khác nhau, với mỗi loại ung thư máu khác nhau thì các bác sĩ sẽ có phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm khác nhau.


- Phương pháp xét nghiệm Immunophenotyping: Thực hiện phương pháp này bác sĩ buộc phải tiến hành chọc lấy khoảng 2ml tủy sau đó sử dụng "kháng thể đơn dòng" để xác định và phân loại ung thư máu.


- Xét nghiệm tế bào di truyền: Tiến hành phương pháp này bệnh nhân sẽ bị lấy khoảng 2ml tủy, mục đích của phương pháp này dùng để xem xét bản chất tế bào máu và nhiễm sắc thể có biến đổi bất thường không?


Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy: Các bác sĩ sẽ lấy một lượng dịch não tủy từ cột sống thắt lưng của bệnh nhân để tiến hành kiểm tra hệ thần kinh trung ương có bị ảnh hưởng không (hệ thần kinh trung ương thông thường là não và tủy sống).


Các giai đoạn bệnh ung thư máu và tiên lượng sống, cách điều trị


Ung thư máu sống được bao lâu?


Thời gian sống ung thư máu còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển của lượng bạch cầu có trong máu và cách phát triển của từng loại bệnh. Người ta tiên lượng cho từng loại bệnh như sau:


- Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình 98 tháng (khoảng 8 năm); Những người được chẩn đoán ở giai đoạn giữa, có thời gian sống trung bình là 65 tháng (5,5 năm); Ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn 42 tháng (khoảng gần 4 năm).


- Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: đây là dòng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (5 năm). Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tiên lượng khá kém.


- Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.


- Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: bệnh này thường tiến triển rất nhanh khiến cho những người mắc loại bệnh bạch cầu này trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn.


Người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh, và điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Trẻ em trong nhóm tuổi 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn cao nhất.


Các giai đoạn bệnh ung thư máu


Các giai đoạn của bệnh ung thư được phân chia theo cơ sở di căn, các giai đoạn khác nhau có các thang điểm khác nhau, từ đó xác định được sự phát triển của ung thư theo giai triệu chứng và tỷ lệ di căn.


Nếu đủ thời gian phát triển, bệnh ung thư máu có bốn giai đoạn chung:


- Giai đoạn 1


Giai đoạn 1 của ung thư máu bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết mở rộng do sự gia tăng đột ngột của số lượng lympho. Giai đoạn này nếu phát hiện ra sớm thì tỷ lệ chữa khỏi khá cao bởi ung thư vẫn chưa lây lan hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào khác.


- Giai đoạn 2


Ung thư máu đã lây lan đến lá lách, gan và hạch bạch huyết. Dù không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng một lúc nhưng chắc chắn một trong số các cơ quan đã bị xâm lấn. Sự phát triển của lymphoc ở giai đoạn này tăng cao.


- Giai đoạn 3


Số lượng bạch cầu gia tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, đã có ít nhất hai cơ quan khác bị xâm lấn.


- Giai đoạn 4


Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, người bệnh đến giai đoạn này có tỷ lệ sống không cao. Tỷ lệ tiểu cầu bắt đầu giảm nhanh chóng, đồng thời các tế bào ung thư đã lây lan đến phổi. Thiếu máu có biểu hiện cấp tính.


Điều trị bệnh ung thư máu


Ung thư máu là loại bệnh phức tạp với diễn biến nhanh, khó lường, thế nên việc điều trị căn bệnh này được tiến hành khá thận trọng và tỉ mỉ. Bệnh nhân được xét nghiệm rồi phân tích kỹ càng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết rồi sau đó mới bắt đầu lựa chọn phương án điều trị tối ưu.


Phác đồ điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, điều trị bệnh ung thư máu có dùng những phương pháp truyền thống như Hóa trị, Xạ trị, và phương pháp mới như ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết. Các bác sĩ thường kết hợp từ hai phương án trở lên để tối ưu hóa tỉ lệ sống cho bệnh nhân.


Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư máu


Hóa trị: sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng cách uống thuốc, tiêm, truyền thuốc vào tĩnh mạch, tiêm vào dịch não tủy. Hóa trị được làm theo chu kỳ, mỗi chu kỳ có khoảng thời gian điều trị nhất định. Hóa trị cũng là để ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.


Liệu pháp điều trị sinh học: truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.


Xạ trị: sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.


Thay tủy/Cấy tế bào gốc: sau khi áp dụng hóa trị hoặc xạ trị, người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.


Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể thay đổi liệu pháp hoặc thành phần tùy theo sức khỏe bệnh nhân, bởi ung thư máu có diễn biến phức tạp, có thể thay đổi nhanh chóng.


Phòng ngừa ung thư máu tái phát và mắc mới ung thư


Bệnh ung thư máu liên quan đến sự phát triển bất thường của các tế bào trong tủy xương và máu. Trong khi bệnh bạch cầu và đa u tủy có nguồn gốc trong tủy xương, thì u lympho ảnh hưởng đến hệ bạch huyết của cơ thể. Để phòng tránh ung thư máu, chúng ta nên tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh.


Ung thư máu là căn bệnh khó chữa trị nếu được phát hiện muộn, vì thế, mỗi người cần chú ý quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe của bản thân cũng như chú ý phòng ngừa bệnh từ trước. Bệnh nhân điều trị khỏi bệnh cũng có những nguy cơ tái phát nếu không có một chế độ và lối sống lành mạnh. Việc phòng ngừa ung thư máu tái phát và mắc mới có điểm chung như sau:


- Tránh tiếp xúc với hóa chất: các loại hóa chất hư thuốc diệt cỏ, benzen.. là một trong những nguy cơ chính cho việc phát triển bệnh ung thư máu. Trong trường hợp bất khả kháng, cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc và mang đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang...


- Tránh tiếp xúc bức xạ: bức xạ cũng có thể làm thay đổi các thành phần trong máu, vì vậy sẽ tốt hơn nếu giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các tia nồng độ cao.


- Tập thể dục thường xuyên: thể dục đã được chứng minh rằng có thể ngăn ngừa ung thư, và ung thư máu cũng không phải ngoại lệ. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày cho sức khỏe của bạn.


- Chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.


BAMBOOS - Nhà phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà UY TÍN