Tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân, trước và sau điều trị

2018-03-27 22:17:08  |   500

1.Tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch


Tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch thực ra là một bệnh khá phổ biến. Khi chúng ta già đi, nhiều người trong chúng ta thấy những đường màu xám đan xen lẫn nhau hoặc dây xanh xám đang lan rộng khắp đùi và cẳng chân. Những mạch máu bị giãn này xảy ra ở hơn 60% người trưởng thành. Biết được chúng là gì, nguyên nhân là gì, và làm thế nào để chúng biến mất và những hình ảnh trước và sau không chỉnh sửa theo tiêu chuẩn biên tập của Bamboos.

2. Tĩnh mạch mạng nhện là gì?


Tĩnh mạch mạng nhện là tĩnh mạch giãn nhỏ, xoắn và có thể nhìn thấy dưới da. Chúng có thể đỏ, tím, hoặc xanh và hầu hết thường xuất hiện ở chân và mặt. Nó có tên gọi như thế là do đặc trưng hình mạng nhện.

3. Suy giãn tĩnh mạch


Suy tĩnh mạch là mạch máu trở nên giãn to, ngoằn nghèo. Chúng màu xanh xám và nổi rõ trên da giống như những hầm nổi. Suy tĩnh mạch có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn, nhưng thường là gặp ở cẳng chân và mắt cá chân.

4. Nguyên nhân tĩnh mạch mạng nhện và gây suy giãn tĩnh mạch?


Tĩnh mạch khỏe mạnh đưa máu về tim thông qua hệ thống van một chiều. Những van này cho phép máu chảy đúng hướng từ những tĩnh mạch nông đến những tĩnh mạch sâu và đến tim. Thông thường tĩnh mạch có van một chiều để tránh chảy ngược. Tuy nhiên, khi có những vấn đề với những cái van, máu vẫn có thể chảy đến tĩnh mạch. Khi máu tụ trong tĩnh mạch, thì áp lực tăng lên và thành mạch máu yếu. Kết quả, tĩnh mạch phồng lên và xoắn lại. Tùy thuộc vào kích cỡ của mạch máu và mức độ giãn, để chẩn đoán người bệnh là tĩnh mạch mạng nhện hoặc suy tĩnh mạch.

5. Ai bị tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch?


Bất kỳ ai cũng có thể mắc tĩnh mạch mạng nhện hay suy tĩnh mạch nhưng phụ nữ có nguy cơ cao gấp 2 lần nam giới. Bệnh còn phổ biến nhiều hơn ở những người làm những công việc yêu cầu đứng nhiều như điều dưỡng và giáo viên. Yếu tố khác có thể đóng góp bao gồm tuổi già, béo phì, mang thai, chấn thương, phẫu thuật chân và yếu tố di truyền.

6. Triệu chứng tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch


Đối với vài người, suy giãn tĩnh mạch còn hay gặp hơn bệnh đau mắt. Suy tĩnh mạch đặc biệt có thể gây đau hoặc chuột rút ở chân. Vùng bị ảnh hưởng có thể có cảm giác bị châm chích như kiểu kiến bò, nóng rát và mỏi và tức nặng. Các tĩnh mạch bị suy giãn nặng có thể bị ứ trệ tuần hoàn và loạn dinh dưỡng, dẫn đến sưng mắt cá chân. Chúng có thể gây ra những thay đổi về da và mô mãn tính như là đổi màu da và loét.

7. Nhiễm trùng tĩnh mạch


Tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch có thể gây khó chịu và phiền toái, nhưng hiếm khi gây nghiêm trọng đến sức khoẻ.Thỉnh thoảng, chúng có thể góp phần hình thành ổ loét- thường gặp ở gần mắt cá chân. Cũng có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch.

8. Chẩn đoán bệnh tĩnh mạch mạng nhện/suy giãn tĩnh mạch


Tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch khá dễ để chẩn đoán. Bác sỹ chỉ cần nhìn vào cẳng chân, bàn chân, hoặc một số vùng khác bị ảnh hưởng. Bác sỹ cũng sẽ kiểm tra xem có phù nề, loét, và thay đổi màu sắc da không. Hầu hết suy dãn tĩnh mạch không cần điều trị trừ khi chúng gây loét, chảy máu, và phù, hoặc bạn muốn loại bỏ chúng vì lý do thẩm mỹ. Nếu chúng gây đau, nhức và mỏi cơ, chuột rút, có vài bước bạn có thể làm ở nhà để giảm triệu chứng.

9. Điều trị: Vớ (tất) hỗ trợ


Cách điều trị đơn giản nhất cho tĩnh mạch mạng nhện hoặc suy giãn tĩnh mạch là đeo một đôi tất hỗ trợ. Đôi khi còn gọi là vớ nén, vớ tĩnh mạch, chúng giúp cải thiện tuần hoàn,giảm đau và cảm giác khó chịu ở chân. Bạn có thể tìm mua ở quầy bán vớ loại cao đến gối dành riêng cho bệnh suy giãn tĩnh mạch trong cửa hàng cung cấp đồ phẫu thuật hoặc một số hiệu thuốc.

10. Thay đổi lối sống


Giảm cân và thường xuyên đi bộ có thể giảm bớt triệu chứng của tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch. Nếu có phù nề hãy thử chế độ ăn nhạt để giảm tích nước.  Bất cứ khi nào có thể, đặt chân lên gối hoặc dụng cụ gác chân để chúng nghỉ ngơi hoặc cao hơn tim. 

11. Liệu pháp xơ hóa


Nếu biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả tốt, cần phải thực hiện một số liệu pháp y khoa khác để loại bỏ suy giãn tĩnh mạch. Liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch có thể loại bỏ 80% số tĩnh mạch được điều trị. Bác sĩ tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch một loại thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch. Các mạch máu bị phá hủy, trở nên xơ cứng, và cuối cùng biến mất. Thủ thuật này yêu cầu trình độ kỹ thuật cao và phải được đào tạo đặc biệt. Cần phải đánh giá kỹ lưỡng trước khi điều trị để tránh các phản ứng phụ như đổi màu, hoặc hình thành các mao mạch mới. Phương pháp này có thể gây ăn mòn diện rộng; tiêm nhầm vào các khu vực bên ngoài tĩnh mạch có thể dẫn đến các phản ứng phụ nghiêm trọng trong mô xung quanh tĩnh mạch.

12. Liệu pháp xơ hóa: trước và sau


Sau điều trị với liệu pháp xơ hóa, tĩnh mạch mạng nhện biến mất sau 3 đến 6 tuần, trong khi suy tĩnh mạch có thể  cần 3-4 tháng mới có kết quả. Nhưng nó có khả năng tái phát với mức độ như trước.

13. Liệu pháp laser và ánh sáng


Liệu pháp laser và xung ánh sáng cường độ cao sẽ phá hủy các tĩnh mạch mạng nhện và giãn nhỏ bằng nhiệt độ. Nhiệt độ cao sẽ hình thành mô sẹo, sau đó gây chít hẹp tĩnh mạch. Đối với một số bệnh nhân, đây có thể là lựa chọn thay thế hấp dẫn cho liệu pháp tiêm xơ. Tác dụng phụ có thể là hơi khó chịu ở vùng điều trị, đổi màu da, và rộp da.

14. Liệu pháp laser: trước và sau


Liệu pháp laser có kết quả chậm hơn so với phương pháp xơ hóa. Thường cần nhiều hơn một lần để đạt được kết quả, và có thể mất một hoặc hai năm để tĩnh mạch biến mất hoàn toàn.

15. Phẫu thuật tĩnh mạch.


Đối với suy giãn tĩnh mạch không đáp ứng với liệu pháp xơ hoá hay laser, phẫu thuật là một lựa chọn. Thủ thuật thông thường là thắt ống dẫn, bộc lộ tĩnh mạch và loại bỏ đoạn bị giãn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Nếu tĩnh mạch gần bề mặt da, có thể loại bỏ nó qua một vết rạch nhỏ mà không cần khâu.

16. Phẫu thuật tĩnh mạch: trước và sau


Thắt và bóc tĩnh mạch thành công loại bỏ tĩnh mạch giãn ở hầu hết mọi người. Quy trình này không yêu cầu phải nằm viện, và hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc trong một vài ngày. Điều quan trọng là phải cân nhắc rằng phẫu thuật được thực hiện vì lý do thẩm mỹ có thể không được thanh toán bằng bảo hiểm. Ngoài ra, hiện nay có những kỹ thuật ít xâm lấn để loại bỏ tĩnh mạch lớn.

17. Laser nội mạch


Laser nội mạch là một phương pháp thay thế cho tĩnh mạch đã từng được điều trị bằng phẫu thuật. Một sợi laser nhỏ được đặt bên trong tĩnh mạch, áp lực được đặt trên tĩnh mạch, và laser cung cấp xung ánh sáng laser. Điều này làm cho tĩnh mạch mờ dần. Các nghiên cứu cho thấy laser nội mạch có hiệu quả lên đến 98%. Bệnh nhân cũng phản hồi ít đau và hồi phục nhanh hơn so với thắt và bóc tĩnh mạch.

18. Cắt bằng radio cao tần


Cắt bằng radio cao tần là một lựa chọn khác cho giãn tĩnh mạch lớn. Nguyên tắc này tương tự như laser nội mạch. Một catheter nhỏ cung cấp năng lượng sóng cao tần (thay vì năng lượng laser) trực tiếp vào thành tĩnh mạch, làm cho nó nóng lên và tan ra. Sau khoảng một năm, tĩnh mạch biến mất. Kết quả có thể so sánh với phẫu thuật tĩnh mạch, nhưng ít nguy cơ và đau đớn hơn.

19. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.


Tập thể dục là cách tốt nhất để tránh suy giãn tĩnh mạch. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và làm cơ chân của bạn săn chắc, vì vậy máu của bạn sẽ lưu thông tốt. Nếu công việc của bạn buộc phải đứng, căng cơ chân của bạn thường xuyên để tăng lưu thông. Và nếu bạn đang mang thai, cố gắng ngủ nghiêng bên trái của bạn chứ không nên nằm ngửa.


BAMBOOS - Nhà phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà UY TÍN