Tại sao lại bị cứng khớp? Tôi có thể làm gì?

2018-04-02 17:41:02  |   564

1. Bạn đang già đi: 


Khi bạn già đi, sụn của bạn - chất xốp bảo vệ đầu xương của bạn - bắt đầu khô và cứng lại. Cơ thể của bạn cũng tiết ra ít dịch khớp, chất hoạt động như dầu để giữ khớp của bạn chuyển động trơn tru. Kết quả: Các khớp của bạn có thể không di chuyển thoải mái như trước đây. Nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục vận động. Chất nhờn được tăng tiết khi vận động.

2. Buổi sáng


Khi bạn ngủ trong vài giờ, chất lỏng giúp khớp của bạn di chuyển dễ dàng lại không làm việc. Đó là lý do tại sao bạn thức dậy với đầu gối hoặc bàn tay cứng và sưng lên. Để cài thiện, cố gắng vận động nhiều hơn trong ngày.

3. Viêm xương khớp (Osteoarthritis)


Khớp là nơi nối 2 xương với nhau. Đầu của mỗi xương được bao phủ bởi một lớp chất đàn hồi gọi là sụn. Điều này giúp chúng không cọ xát với nhau. Nhưng sụn có thể bị mòn theo thời gian hoặc sau một chấn thương. Khi nó biến mất, xương lại cọ vào nhau, và đôi khi, bị vỡ thành những vụn nhỏ. Kết quả là khớp cứng, sưng, đau.

4. Điều trị viêm xương khớp


Việc đầu tiên bạn có thể làm là làm giảm những thứ gây khó chịu cho khớp khi chưa rõ nguyên nhân. Các loại thuốc bán tự do có thể giúp giảm đau và sưng tấy. Nếu vẫn không đỡ, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp vào khớp tổn thương. Bạn có thể băng các khớp để bảo vệ chúng và hạn chế vận động, nhưng điều này có thể làm nhược cơ bắp của bạn, do đó đừng lạm dụng nó. Một số người cần phẫu thuật, nhưng hiếm khi xảy ra. Bác sĩ sẽ trao đổi phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

5. Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)


Hệ thống miễn dịch của bạn có nhiệm vụ bảo vệ bạn khỏi các mầm bệnh bên ngoài. Đôi khi, nó lại tấn công lớp lót của khớp của bạn (bác sĩ của bạn gọi đây là sụn). Viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng ảnh hưởng đến cổ tay hoặc khớp ngón tay của bạn, nhưng nó có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn. Nó thường gây ra đau đớn liên tục và cứng khớp. Đôi khi, nó âm thầm và chỉ thỉnh thoảng bùng phát.

6. Điều trị viêm khớp dạng thấp (VKDT)


Bác sỹ điều trị VKDT với thuốc làm chậm hoặc ngừng quá trình phát bệnh. Bạn có thể đã từng nghe thấy họ gọi là DMARDs (disease-modifying anti-rheumatic drugs), viết tắt của thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Mục đích là dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ sẽ đề cập đến việc này như là sự thuyên giảm. Cùng với thuốc, bạn cũng có thể chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống tốt, nghỉ ngơi khi bạn cần nhưng vẫn cần vận động, và chăm sóc tốt cho khớp của bạn.

7. Những dạng khác của viêm khớp


Viêm xương khớp và VKDT khá phổ biến, nhưng những dạng khác cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn và gây cứng khớp:

+ Viêm cột sống dính khớp: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống của bạn, nhưng nó có thể làm cho hông, bàn tay hoặc bàn chân của bạn cảm thấy cứng.

+ Bệnh Gout: Dấu hiệu đầu tiên của việc tích tụ acid uric trong cơ thể thường là đau ở ngón chân cái.

+ Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: Thường bắt đầu với một nhiễm trùng ở một nơi khác trong cơ thể bạn lây lan đến một khớp lớn, như khớp hông của bạn. Bác sĩ có thể gọi nó là viêm khớp tự miễn.

Bệnh viêm khớp vẩy nến: Những người bị bệnh vẩy nến hoặc thành viên trong gia đình mắc loại bệnh này. Dấu hiệu bao gồm sưng ngón tay và mòn móng tay.

8. Thay đổi thời tiết


Bà của bạn có nói rằng bà biết cơn bão sắp tới bởi vì các khớp của bà bị đau? Bà ấy đã đúng. Các bác sĩ không chắc tại sao, nhưng đau khớp dường như trở nên tồi tệ hơn khi thời tiết thay đổi. Phổ biến nhất khi áp suất không khí (dự báo thời tiết sẽ gọi nó là áp suất khí quyển) giảm. Điều đó thường xảy ra ngay trước khi xảy ra cơn bão.

9. Hội chứng đau cơ xơ hóa 


Tình trạng mãn tính này gây đau khớp và cơ, cùng với vấn đề về giấc ngủ, tâm trạng, và trí nhớ. Các nhà khoa học nghĩ rằng não của bạn nhận được những dấu hiệu đau bình thường và làm chúng tệ hơn. Họ không chắc chắn về nguyên nhân của nó, nhưng thường sau khi bị ốm, phẫu thuật, hoặc căng thẳng quá mức. Tuy nhiên, nó không phá hủy khớp theo cách của viêm khớp.

10. Điều trị hội chưng đau cơ xơ hóa


Không có cách chữa bệnh, nhưng các loại thuốc bán tự do có thể giảm bớt cơn đau của bạn. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc khác. Một nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn các bài tập đặc biệt để cải thiện. Bạn cũng có thể thử một cách thư giãn như thở sâu hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc tập dưỡng sinh. Chúng sẽ giúp bạn căng cơ và tăng cường sức mạnh cơ và gân.

11. Tổn thương khớp


Hai loại phổ biến nhất là hai dạng viêm. Chúng thường là kết quả của việc vận động quá mức hoặc sai khớp kép dài:

Viêm bao khớp, đó là túi chứa chất lỏng hoạt động như lớp đệm giữa xương của bạn và các bộ phận chuyển động khác.

Viêm gân có ảnh hưởng đến các dây chằng gắn cơ với xương của bạn.

12. Điều trị tổn thương khớp


Những bệnh này rất dễ điều trị. Bạn có thể sẽ hồi phục hoàn toàn. Điều đầu tiên cần làm là cho phép khớp nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau thông thường. Bác sĩ có thể sẽ đeo nẹp cho bạn và bảo bạn chườm lạnh. Cô ấy cũng có thể hướng dẫn bạn tập 1 số bài thể dục. Nếu vẫn không hiệu quả, cô ấy có thể tiêm một loại thuốc mạnh hơn trực tiếp vào trong bao khớp hoặc gân để kiểm soát cơn đau và sưng.

13. Tập thể dục


Càng vận động nhiều thì các khớp càng ít bị cứng. Một buổi chiều làm vườn hoặc đi bộ xung quanh có thể giúp phòng cứng khớp. Bạn sẽ làm mạnh các cơ hỗ trợ khớp, giữ xương chắc khỏe, cải thiện thăng bằng và đốt cháy calo. Bắt đầu chậm để không bị thương. Nói chuyện với bác sĩ ngay nếu ngay cả khi tập thể dục nhẹ nhàng cũng làm cho cứng khớp trở nên tồi tệ hơn.

14. Nhiệt nóng trị liệu


Nếu khớp của bạn cứng hơn vào buổi sáng, hãy thử tắm vòi hoa sen hoặc tắm nước nóng. Nó sẽ giúp máu chảy đến vùng bị tổn thương, làm đỡ hơn tình trạng bệnh. Bạn cũng có thể mua miếng dán nóng từ hiệu thuốc hoặc tự làm. Bỏ một chiếc khăn vào kín và đặt vào lò vi sóng trong 1 phút. Gấp khăn lại và đặt nó lên khớp trong 15-20 phút.

15. Nhiệt lạnh trị liệu


Làm lạnh một khớp bị đau. Nó làm hẹp mạch máu, làm chậm lưu thông máu đến khu vực và giảm sưng. Bạn có thể sử dụng một miếng dán lạnh mua tại cửa hàng, hoặc thử một túi  đông lạnh thay thế. Chườm vùng bị tổn thương, nhưng sử dụng một chiếc khăn phủ trên vùng da chườm để bảo vệ da của bạn. Không làm lâu hơn 20 phút mỗi lần. Nếu bạn thực sự muốn làm lạnh một khớp, hãy thử ngâm nước đá.

16. Gặp bác sĩ ngay nếu ...


• Bạn quá đau

• Bạn đã bị thương

• Khớp có vẻ bị biến dạng.

• Bạn không thể di chuyển được nó.

• Nó sưng lên đột ngột.

17. Đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu ...

• Khớp của bạn mềm hoặc khó di chuyển.

• Da có màu đỏ hoặc sờ nóng.

• Các triệu chứng của khớp kéo dài hơn 3 ngày hoặc xuất hiện nhiều lần một tháng.


Bamboos - Nhà phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà uy tín và chất lượng!