Hiểu thêm về nhồi máu cơ tim

2018-04-11 12:37:39  |   488

1. Nhồi máu cơ tim là gì?


Khi máu không thể tới tim, cơ tim không đủ oxi. Không có oxi, tế bào cơ tim có thể bị huỷ hoại hoặc chết. Cái quan trọng giúp hồi phục đó là mang dòng máu trở lại một cách nhanh chóng. Nhờ tới sự trợ giúp y tế ngay nếu bạn nghĩ rằng bạn có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim.

2. Nguyên nhân.


Thời gian qua, cholesterol và chất béo được gọi là mảng xơ vữa có thể tạo thành những khối chắc chắn bên trong mạch máu, cái mà mang máu tới tim, được gọi là động mạch. Nó làm dòng máu lưu thông trở nên khó khăn. Hầu hết các ca nhồi máu cơ tim xảy ra khi mảng xơ vữa bong ra. Một cục máu đông quanh mang xơ vữa hình thành và nó sẽ chặn dòng máu động mạch.

3. Triệu chứng.


Bạn có thể cảm thấy đau, tức ngực hoặc thấy khó chịu ở ngữ. Bạn có thể thấy thở nông, toát mồ hôi, mệt hoặc thấy khó chịu ở dạ dày. Cổ, ngực hoặc vai cũng đau.

Nam và nữ có những triệu chứng khác nhau. 

Ở nam và nữ thì có thể toát mồ hôi lạnh và đau về phía dưới tay trái.

4. Triệu chứng của nữ.


Phụ nữ thì có thể có triệu chứng mạnh hơn đàn ông, đau lưng, cổ, ợ nóng và thở nông. Họ có xu hướng có vấn đề ở dạ dày bao gồm đau dạ dày, buồn nôn và nôn. Họ có thể thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. 2 tuần trước nhồi máu cơ tim, phụ nữ có thể có triệu chứng của cúm và vấn đề về giấc ngủ.

Khoảng 435,000 phụ nữ bị nhồi máu cơ tim ở Mỹ mỗi năm. Những triệu chứng có thể không rõ nên họ thường bỏ qua không để ý.

5. Cái cần làm.


Nếu bạn hoặc những người bạn quen có những triệu chứng có thể là bị nhồi máu cơ tim, hãy gọi 115 ngay lập tức. Nếu đúng là nhồi máu cơ tim, bạn có thể sống sót nếu được điều trị trong vòng 90 phút. Khi bạn gọi điện thoại, người ta sẽ khuyên nên uống hoặc nhai 1 viên Aspirin ( nếu không di ứng) để giảm nguy cơ có cục máu động. Họ có tỉnh táo không? Hô hấp nhân tạo bằng tay có thể làm tăng gấp đôi cơ hội sống sót của bệnh nhân. 

6. Chẩn đoán.


Một EKG, cái mà kiểm tra hoạt động điện tim của bạn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nếu bạn bị nhồi máu cơ tim. Nó cũng có thể chỉ ra động mạch nào bị bít tắc.

Bác sĩ có thể chẩn đoán nhồi máu cơ tim với xét nghiệm máu tìm protein cái mà những tế bào cơ tim sẽ giải phóng khi chúng chết.

7. Điều trị.


Bác sĩ sẽ nhanh chóng làm hồi phục lại dòng máu tới tim 1 cách nhanh nhất. Bạn có thể uống thuốc để phá huỷ cục máu đông.

Bạn sẽ có thể có 1 cuộc phẫu thuật gọi là đặt stent mạch vành. Một ống nhỏ với 1 quả bóng nhỏ bên trong sẽ được đưa vào động mạch. Nó sẽ mở rộng chỗ bị bít tắc bởi những mảng xơ vữa bám ở đó. Hầu hết các lần, bác sĩ đều đặt ống lưới nhỏ được gọi là ống stent trong động mạch để chắc rằng chỗ đó luôn được thông suốt.

8. Điều gì đưa bạn vào rủi ro?


Rủi ro mắc bệnh tăng theo độ tuổi và nam rủi ro ở độ tuổi sớm hơn nữ. 1 người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch cũng có thể làm tăng rủi ro. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Và huyết áp cao, lượng cholesterol cao, tiểu đường hay béo phì cũng làm tăng nguy cơ. Căng thẳng,không rèn luyện sức khoẻ hoặc lo lắng cũng có thể là nguyên nhân.

9. Phòng ngừa.


Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Nó sẽ làm giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh. Tập thể dục và ăn uống hợp lí. Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kì khuyến cáo nên tập bài thể dục mức độ vừa phải 30 phút 1 ngày và 5 ngày 1 tuần. Ăn nhiều rau và hoa quả, ngũ cốc để giữ cho động mạch luôn khoẻ mạnh.

Đối với 1 vài người, sử dụng aspirin cũng sẽ rất tốt. Khám bác sĩ ngay khi cần.

Tìm ra những cách tốt nhất để giảm căng thẳng.

10. Cuộc sống sau khi bị nhồi máu cơ tim.


Nếu đang nằm viện, bạn có thể về nhà sau vài ngày. Bạn có thể sống cuộc sống bình thường sau vài tuần.

Phục hồi chức năng tim mạch có thể giúp bạn hồi phục. Bạn sẽ có những chương trình luyện tập của riêng bạn, phù hợp với bạn, và học cách để giữ 1 lối sống tốt cho tim mạch. Sẽ có những chuyên gia đưa cho bạn lời khuyên nếu bạn cảm thấy thắc mắc hoặc lo lắng về những vấn đề đột quỵ khác. 


BAMBOOS - Nhà phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà UY TÍN