DỰ PHÒNG & QUẢN LÝ NGÃ CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG

2018-03-25 18:02:28  |   715

Dự phòng ngã là vấn đề hết sức quan trọng đối với nhân viên y tế và người bệnh  trong thời gian nằm điều trị cũng như tại cộng đồng, vì vậy việc phòng ngã cần can thiệp trên nhiều lĩnh vực.

1) Dự phòng ngã cho từng cá nhân, phối hợp giáo dục NB và gia đình NB:

- Đặt các vận dụng thường xuyên sử dụng (chuông báo, điện thoại, điều khiển từ xa…) trong tầm với của người bệnh.

- Hướng dẫn NB sử dụng ghế có tay vịn.

- Đào tạo, tư vấn cho người bệnh, gia đình người bệnh (tầm quan trọng của phòng ngừa ngã, yếu tố nguy cơ ngã, các kỹ thuật vận chuyển người bệnh).

- Hướng dẫn người bệnh có nguy cơ cao di chuyển an toàn: (mang giày/dép có ma sát mỗi lần ra khỏi giường).

- Hướng dẫn người bệnh gọi điện thoại cho điều dưỡng chăm sóc nếu cảm thấy chóng mặt, yếu, hoặc lâng lâng; không tự mình đứng dậy.

- Người bệnh được giúp đỡ khi đi vào nhà tắm; Sử dụng thanh vịn trong nhà tắm và hành lang.

- Hướng dẫn người bệnh chỉ sử dụng những đồ vật cố định để giúp người bệnhvững chắc trong khi di chuyển (không sử dụng cọc truyền, bàn ăn, xe lăn, hoặc các vật khác có thể di chuyển).

- Nếu người bệnh có sử dụng kính hoặc thiết bị trợ thính, khuyến khích người bệnh hãy luôn dùng chúng.

• Người bệnh có rối loạn vận động:

- Khuyến khích NB vận động có sự hỗ trợ (người nhà, NVYT).

- NB được hỗ trợ các phương tiện vận chuyển (xe đẩy, cáng..).

- Giới thiệu các chương trình tập thể dục hoặc hỗ trợ NB đi bộ nếu thích hợp.

• Người bệnh có rối loạn ý thức tạm thời:

- Khuyến khích người nhà người bệnh tham gia hỗ trợ khi cần.

- Hướng dẫn người bệnh làm quen với môi trường bệnh viện.

- Hướng dẫn NB và người nhà hạn chế những vân động không được phép.

• Người bệnh cao tuổi:

- Xây dựng các chương trình tập luyện liên tục.

- Các bài tập thăng bằng và sức khỏe theo từng cá nhân.

 Hướng dẫn phòng ngã tại nhà

1. Phòng ngủ

•  Lắp đặt hệ thống đèn thuận tiện giữa phòng ngủ và phòng tắm.

• Đặt đèn, điện thoại, hoặc đèn pin gần giường của người bệnh.

• Đặt giường ngủ ở vị trí dễ dàng vào và ra khỏi giường.

• Sử dụng ga giường và chăn bông bằng các sản phẩm được làm từ vật liệu  như len hoặc bông.

• Sắp xếp quần áo trong tủ của người bệnh để dễ dàng khi sử dụng.

• Sắp xếpsàn phòng ngủ gọn gàng.

2. Xung quanh khu vực sinh hoạt

• Sắp xếp đồ đạc gọn gàng giữa các lối đi giữa các phòng và hành lang.

• Sắp đặt các đồ dùng trong nhà (bàn, ghế, giường… ở vị trí thấp, vừa tầm với).

• Lắp các hệ thống ánh sáng dễ dàng vào phòng, tránh phải bước vào phòng tối để bật đèn. Chỉ đi bộ trong những căn phòng, cầu thang và hành lang được thắp sáng tốt.

• Không ngồi trên ghế hoặc trên ghế sofa quá thấp nên khó đứng lên, sử dụng ghế có tay vịn.

• Sử dụng thảm gai, chống trượt.

3. Phòng bếp

• Không sử dụng thảm.

• Làm sạch ngay lập tức bất kỳ chất lỏng, dầu mỡ, hoặc thức ăn rơi trên sàn nhà.

• Đặt những vật dụng trong nhà bếp (dụng cụ nấu, đồ lưu trữ thức ăn…) dễ dàng tiếp cận.

• Không đứng trên ghế hoặc hộp để lấy đồ ở tủ phía trên.

4. Cầu thang

• Giữ các bậc thang luôn gọn gàng.

• Lắp đặt hệ thống chiếu sáng đủ sáng, thuận tiện (công tác đèn phải nằm ở phía trên và dưới cùng của cầu thang). Hoặc xem xét cài đặt hệ thống đèn cảm ứng.

• Để đèn pin gần cầu thang trong trường hợp bị mất điện đột ngột.

• Lắp đặt hệ thống thảm phù hợp,đặt các miếng chống trơn vào từng bậc thang. 

• Lắp tay vịn ở cả hai bên cầu thang và sửa chữa ngay các bậc cầu thang bị hỏng.

5. Phòng tắm

• Luôn để ánh sáng nhẹ trong phòng tắm và giữa phòng tắm khô

• Đặt tấm thảm chống trượt cạnh bồn tắm và lối ra an toàn.

• Lắp đặt các thanh vịn trên tường phòng tắm.

• Sử dụng miếng cao su hoặc để các dải kết dính không dính vào bên trong bồn.

• Sử dụng vách ngăn nhà tắm bằng vật liệu không vỡ

• Sử dụng ghế nâng chỗ vệ sinh hoặc lắp đặt  tay vịn.

Sử dụng dép chống trơn trượt trong phòng tắm.


BAMBOOS - Nhà phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà UY TÍN