Phát hiện và cấp cứu sặc sữa

2018-04-04 19:47:55  |   613

1. Sặc sữa là gì: Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở,  sặc sữa có thể gây ngừng thở. Cần nhận biết các dấu hiệu của sặc sữa để tiến hành cấp cứa ngay nhằm giảm nguy cơ tử vong cho trẻ

2. Nguyên nhân: Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi nguyên nhân thường là do người mẹ cho con bú không đúng tư thế hoặc do sử dụng bình sữa núm vú cao su có lỗ thông quá rộng. Đặc biệt nếu trẻ bú trong tư thế nằm khiến thực phẩm dễ dàng lọt vào đường thở dẫn tới ngừng thở gây tím tái người, nếu không được sơ cứu sẽ khiến trẻ bị tử vong 

3. Phát hiện các dấu hiệu sặc sữa

- Trẻ đang bú hoặc sau bú đột ngột ho, sặc sụa, tím tái

- Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

- Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng

- Trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim

4. Xử trí sặc sữa: Phải nhanh chóng và kịp thời


- Trẻ đang bú hoặc sau bú thấy ho sặc sụa tím tái, sữa trào ra mũi hoặc miệng ngay sau đó trẻ khóc được thở được hồng hào trở lại chứng tỏ sữa đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống thực quản.

- Xử trí:

+ Để trẻ ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng để dị vật không đi ngược lên trên, lau hút sạch miệng mũi.

+ Theo dõi sát tình trạng của trẻ bú kém, khó thở, tím tái… nếu có thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất

- Trẻ đang bú hoặc sau bú thấy ho, sặc sụa, tím tái, sữa trào ra mũi – miệng mà ngay  sau đó thấy trẻ không khóc, không thở, khong hồng trở lại có thể mềm nhũn, co giật, ngừng tim…

- Xử trí:

Vỗ rung: 

+ Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, cố định thân trẻ dọc theo cẳng tay của người làm thủ thuật (cẳng tay có thể đặt lên đùi hoặc mặt phẳng cứng)

+ Bàn tay đỡ đầu trẻ ( ngón tay trỏ đặt để mở miệng trẻ, ngón cái và ngón giữa đỡ 2 bên xương hàm dưới)

+ Dùng gốc của bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 lần vào khoảng cách giữa 2 xương bả vai theo chiều hướng về đầu trẻ

Ấn ngực: là bước tiếp theo của vỗ lưng khi thấy trẻ vẫn tím, không khóc, không thở tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực

+ Lật trẻ nằm ngửa, đầu thấp cố định thân trẻ dọc theo cẳng tay của người làm thủ thuật, mặt nghiêng một bên

+ Quan sát nếu thấy sữa trào ra miệng mũi thì lau và hút sạch 

+ Dùng ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay còn lại ấn vào vùng ngay dưới mũi ức 5 lần theo chiều hướng về đầu trẻ

5. Phòng ngừa sặc sữa:

Khi trẻ bú cần chú ý các điểm sau

+ Bế trẻ ở tư thế đầu cao khi cho bú

+ Quan sát trẻ khi bú, tốt nhất là thấy được trẻ nuốt sau khi mút sữa

 Nếu thấy trẻ không muốn ăn, sữa còn trong miệng thì phải dừng cho bú, nếu cho trẻ ăn bằng thì không đổ tiếp. 

 Sauk hi trẻ xong nên bế trẻ nằm sấp trân vai hoặc ngực mẹ và vỗ lưng nhẹ nhàng để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày đầy hơi gây nôn chớ

 Đặt đầuvà vai háy trẻ trên cùng mặt phẳng của gối, mặt nghiêng một bên.

6. Cách cho con bú không bị sặc sữa

 Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên nếu như mẹ biết cách chăm sóc và cho con bú thì bé sẽ không mắc phải điều này.

 Tuyệt đối mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ. Hơn nữa, khi cho con bú mẹ cũng không nên cười đùa với bé, điều này sẽ khiến bé dễ cười dẫn tới sặc sữa.

 Tư thế cho con bú cần phải được chú ý, không nên để cổ của bé ngửa hoặc gập cổ, mẹ bế bé cao đầu với tư thế thoải mái.

 Cho bé bú từ từ không nên vội vàng nhất là với trẻ con non nớt hoặc sinh non. Khi bú nếu thấy trẻ ho hoặc khóc mẹ nên ngừng ngay.

 Với những trẻ bú bình, hãy lựa chọn bình sữa với lỗ ở núm vú bình thường, không quá to, điều này giúp sữa chảy xuống nhẹ nhàng bé sẽ không bị sặc sữa. Bên cạnh đó, khi cho bé bú bình hãy nhớ nghiêng bình sữa 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ trong núm vú, bé sẽ không phải mút nhiều khiến không khí vào dễ xảy ra tình trạng sặc sữa hoặc nôn sau khi bú.

 Với những kiến thức trên, mẹ đã nắm được nguyên nhân, cách xử lý cũng như cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé yêu.


BAMBOOS - Nhà phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà UY TÍN